Làm tính theo phương pháp Chisanbop

Ở bài viết trước, các bạn đã biết rằng chúng ta có thể đếm số tới 99 chỉ bằng 10 ngón tay theo phương pháp “Chisanbop – Chisenbop” – một phương pháp đếm số theo kiểu bàn tính. Với bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tiếp tục sử dụng phương pháp này để áp dụng vào việc thực hiện các phép tính cơ bản, các bậc phụ huynh và giáo viên có thể áp dụng phương thức này để hướng dẫn con em và học sinh của mình làm theo.

Đầu tiên, chúng ta hãy bắt đầu với phép toán cộng. Hẳn các bạn vẫn còn nhớ cách thực hiện phép tính cộng theo cột trên giấy mà chúng ta vẫn thường làm ở thuở nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng quan sát cách làm dưới đây để có thêm cho mình một cách tính nhẩm nhanh nhé! Lấy ví dụ: Phép toán 39 + 17 = ?

+

=

?

Hình 1. 39 + 17 = ?

  • Bước 1: Cộng hàng đơn vị

Ở bước này, chúng ta biểu diễn số hạng thứ nhất bằng hai bàn tay. Sau đó, lấy chữ số hàng đơn vị của số hạng thứ nhất (chữ số 9) để thực hiện phép toán cộng với chữ số hàng đơn vị của số hạng thứ hai (chữ số 7) theo cách đếm cộng dồn. Trường hợp kết quả của phép cộng lớn hơn 9, ta sử dụng tay phải để biểu thị chữ số hàng đơn vị của kết quả phép cộng đó và chữ số hàng chục được chúng ta nhớ sang bên tay trái (hàng chục). Ta có: 9 + 7 = 16, tay phải biểu thị số 6, đồng thời nhớ 1 sang bên tay trái là 3 + 1 = 4.

39 + 7 = 46

  • Bước 2: Tính nhớ và cộng hàng chục

Tại bước cuối này, chúng ta cộng chữ số hàng chục của số hạng thứ hai với giá trị hiện của ở bên tay trái để cho ra kết quả cuối cùng. Ta có: 4 + 1 = 5, tay trái biểu thị số 5. Như vậy, kết quả của phép cộng 39 + 17 = 56.

4 + 1 = 5 (hàng chục bên tay trái)

Tiếp theo sau đây, chúng ta hãy cùng quan sát cách thực hiện phép trừ giữa hai số. Chúng ta sẽ thực hiện theo từng hàng từ phải qua trái, bắt đầu từ hàng đơn vị như ví dụ dưới đây:

=

?

Hình 4. 81 – 29 = ?

  • Bước 1: Thực hiện phép trừ hàng đơn vị

Chúng ta sử dụng hai bàn tay để biểu thị số bị trừ. Sau đó, chúng ta tiến hành đếm giảm dần giá trị biểu thị bên tay phải, mỗi lần 1 đơn vị và thực hiện số lần đúng bằng giá trị hàng đơn vị của số trừ. Trong trường hợp bên tay phải biểu thị số 0 và vẫn tiếp tục giảm thì phép biểu diễn liền sau đó sẽ sử dụng tay phải biểu diễn số 9 còn tay trái biểu diễn chữ số hàng chục của số bị trừ sau khi giảm 1 đơn vị. Ta có: 81 – 9 = 72.

81 – 9 = 72

  • Bước 2: Đưa ra kết quả cuối cùng

Cuối cùng, chúng ta tiếp tục lấy kết quả bên tay trái có được ở bước 1 trừ cho chữ số hàng chục của số trừ để đạt được kết quả cuối cùng. Ta có: 7 – 2 = 5.

Kết quả phép trừ 81 – 29

Thông qua bài viết này, tác giả hi vọng người đọc, các quý thầy cô và các cha mẹ có thêm cách nhìn nhận với về một cách tính nhẩm để có thể hướng dẫn cho con em, học sinh của mình, từ đó thành thạo hơn trong việc tính toán.

Tác giả Thầy Nguyễn Đức Anh, Học viện STEAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *