Định nghĩa giá trị biểu diễn của mỗi ngón tay theo phương pháp Chisanbop

Chúng tay hay dạy các bé tập đếm bằng ngón tay rồi tập cộng hay trừ cũng bằng ngón tay. Tuy nhiên nhiều khi lúng túng bởi những con số đếm lớn hơn 10. Hay là sử dụng thêm các ngón chân? Không. Có một phương pháp đếm sẽ giúp dạy trẻ đếm đến 99 đấy!

Trước hết chúng ta hãy tham khảo bài viết của thầy giáo Nguyễn Đức Anh từ Học Viện STEAM (STEAM Academy) của chúng ta.

Thầy Nguyễn Đức Anh, Học viện STEAM
Thầy Nguyễn Đức Anh, Học viện STEAM

Phương pháp đếm Chisanbop

Bạn có biết rằng bạn có thể đếm tới số 99 bằng ngón tay theo phương pháp “Chisanbop – Chisenbop” – Phương pháp đếm số theo kiểu bàn tính không? Khi bạn đã học được cách tính này, bạn có thể sử dụng nó để làm những phép tính phức tạp hơn với các ngón tay của mình, ví dụ như phép nhân những số có hai chữ số.

Chisanbop hay Chisenbop là một từ bắt nguồn từ tiếng Hàn Quốc (chi (ji) finger + sanpŏp (sanbeop) calculation 지산법/指算法). Đây là một kiểu định nghĩa phép đếm sử dụng các ngón tay để biểu diễn các con số trong hệ đếm thập phân. Phương pháp đếm này được sáng tạo từ những năm 1940 ở Hàn Quốc bởi cụ ông Sung Jin Pai. Sau đó, người con trai của ông là Hang Young Pai đã hoàn thiện và áp dụng rộng rãi tại Mỹ vào năm 1977. Với phương pháp đếm này, chúng ta có thể sử dụng hai bàn tay để biểu diễn các số từ 0 đến 99.

Định nghĩa giá trị biểu diễn của mỗi ngón tay theo phương pháp Chisanbop
Định nghĩa giá trị biểu diễn của mỗi ngón tay theo phương pháp Chisanbop

Theo đó, phương pháp đếm này, tay trái thể hiện phép toán biểu diễn hàng chục trong khi tay phải biểu diễn cho kết quả của hàng đơn vị. Đối với mỗi bàn tay, giá trị thể hiện của ngón tay cái là lớn nhất (50 – ngón tay cái bên trái; và 5 – ngón tay cái bên phải). Ngoài ra, các ngón tay khác của tay phải thể hiện giá trị đơn vị trong khi đó là giá trị tròn chục đối với những ngón khác ở tay trái. Ví dụ: Để biểu diễn số 69, ta có thể hình dung:

  • Tay trái (hàng chục): sử dụng các ngón cái (50) và ngón trỏ (10) để biểu diễn:

50 + 10 = 60

  • Tay phải (hàng đơn vị): sử dụng ngón cái (5) và 4 ngón (1) còn lại để biểu diễn:

5 + 1 + 1 + 1 + 1 = 9

Như vậy, sau khi sử dụng các ngón tay trên, chúng ta sẽ có được kết quả biểu diễn số 69 trên hai bàn tay (60 + 9 = 69)

Cách biểu diễn một số theo phương pháp đếm Chisanbop
Cách biểu diễn một số theo phương pháp đếm Chisanbop

Với ý tưởng khá đơn giản và gần gũi với học tập, một nhóm các học sinh tiểu học của Học Viện STEAM đã vận dụng các kiến thức và kỹ năng của bộ môn STEAM với Khoa học Máy tính đã cho ra đời một sản phẩm phục vụ nhu cầu học tập và giải trí nhằm đem lại hứng thú, say mê cho các bạn học sinh nhỏ tuổi cũng như cung cấp cho giáo viên một công cụ hữu hiệu trong việc giảng dạy tại trường. Phần mềm mà các bạn học sinh của Học viện STEAM xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình Scratch, ngôn ngữ lập trình trực quan rất phổ biến hiện nay. Hi vọng rằng, các bạn nhỏ sẽ coi đây là động lực để say mê tìm tòi và sáng tạo thêm trong quá trình học tập!

Nguồn: Thầy giáo Nguyễn Đức Anh, Học viện STEAM. Các bạn đón đọc những bài tiếp theo sẽ hướng dẫn kỹ về phương pháp sử dụng các ngón tay để làm các phép tính.

Học viện STEAM: Thông tin thêm về thầy Nguyễn Đức Anh:

  • Tham gia xây dựng và đào tạo các chương trình STEM – STEAM với Khoa học Máy tính, Học viện STEAM
  • Giảng dạy STEAM với Khoa học Máy tính tại các trường và CLB
  • Tham gia nghiên cứu và phát triển chương trình giảng dạy Toán tư duy thuật toán cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Xuất thân là cựu học sinh lớp Tin, trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam nhưng lại lựa chọn ngành Điện tử – Viễn thông ở bậc đại học. Tuy nhiên, sau khi ra trường, nhận thấy tầm quan trọng của ngành Khoa học Máy tính cũng như những lợi ích mà nó đem lại, nên quyết định chuyển hướng theo làm cao học ngành này tại Đại học Công nghệ, ĐHQGHN. Bên cạnh đó, với mong muốn đẩy mạnh việc tìm tìm tòi và sáng tạo về lĩnh vực Khoa học Máy tính cho các bạn học sinh ngay từ phổ thông tác giả đã bắt đầu nghiên cứu và đơn giản hóa các chương trình đào tạo về Khoa học Máy tính cho các bạn học sinh phổ thông đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ lập trình kéo thả Scratch kết hợp với phương pháp giáo dục STEM – STEAM, các bạn học sinh dần được tiếp cận tới các vấn đề trong lĩnh vực Khoa học Máy tính như: thuật toán – giải thuật, mã hóa – mật mã…

Các bạn có thể truy cập theo đường link sau để dùng thử phần mềm để trải nghiệm và khám phá thêm nhé: https://scratch.mit.edu/projects/154270576/ hoặc https://scratch.mit.edu/projects/215816709/

Sản phẩm trên phần mềm Scratch:

Bạn có thể xem video sau để hiểu hơn về cách đếm đã trình bày:

Tác giả Thầy Nguyễn Đức Anh, Học Viện STEAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *