Như chúng ta đã biết, từ đầu thế kỷ này, “4C của Thế kỷ 21″ bao gồm các Kỹ năng: Tư duy phê phán, phản biện (Critical Thinking), Sáng tạo (Creativity), Cộng tác (Collaboration) và Giao tiếp, truyền thông (Communication) – đã được công nhận ngày càng quan trọng và là những thành phần thiết yếu trong chương trình giảng dạy của nhiều trường. Sự thay đổi này đã thúc đẩy sự hấp thu trong các phương pháp sư phạm và các khuôn khổ như học tập dựa trên dự án, học hỏi, và học hỏi sâu hơn trên tất cả các cấp độ của K-12 nhấn mạnh tư duy bậc cao hơn là học thuộc lòng. Do đó, một chữ C khác gắn liền với Tư duy Tính toán hay Tư duy Máy tính (Computational Thinking) là một kỹ năng cốt lõi khác – hoặc “5th C – Chữ C thứ 5” của các kỹ năng thế kỷ 21 — cần được dạy cho tất cả học sinh.
Vậy Tư duy Máy tính (Computational Thinking) là gì?
Người đầu tiên nhắc đến cụm từ này là Seymour Papert (29/2/1928 – 31/7/2016), giáo sư toán đại học MIT đồng thời là tác giả của phần mềm và ngôn ngữ lập trình LOGO, trong khi muốn đưa việc giảng dạy thuật toán bằng phần mềm này cho học sinh nhỏ tuổi.
Tác giả GS Jeannette Wing (hiện là phó chủ tịch Microsoft) là người đầu tiên đưa ra định nghĩa của khái niệm Tư duy Máy tính (Computational Thinking), như sau:
“… the thought processes involved in formulating problems and their solutions so that the solutions are represented in a form that can be effectively carried out by an information-processing agent.”
“The solutions can be carried out by a human or machine, or more generally, by combinations of humans and machines.”
Tạm dịch là:
“… là các quá trình tư duy bao gồm cả mô tả và lời giải bài toán sao cho lời giải có thể được thực hiện một cách hiệu quả bởi các tác tử xử lý thông tin”.
“Lời giải phải (và có thể) được thực hiện bởi con người hoặc máy tính, hoặc tổng quát hơn, bởi sự kết hợp (đồng thời) con người và máy tính”.
Như vậy tư duy máy tính chính là kỹ năng rất cơ bản để chúng ta có thể hiểu, biết một cách có lý, logic về thế giới xung quanh dựa trên sức mạnh của máy tính.
Tư duy máy tính ở đây cần được hiểu là nói về khả năng con người có thể làm, chứ không phải máy tính có thể làm. Ví dụ khi nhắc đến tư duy máy tính người ta thường nhắc đến các khả năng suy nghĩ và làm việc logic, có tính (tối ưu) thuật toán, có thể lặp lại và có thể trừu tượng hóa.
Tư duy Máy tính (Computational Thinking) có ảnh hưởng ra sao?
Tư duy máy tính là thái độ và kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người. Không chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực máy tính tính mới có mong muốn tìm hiểu và sử dụng.
Tư duy Máy tính là một kỹ năng cơ bản cho tất cả mọi người, không chỉ cho các nhà khoa học máy tính. Ngoài biết đọc, biết viết, và làm tính, chúng ta nên thêm Tư duy Máy tính vào năng lực phân tích của mỗi đứa trẻ. Giống như các tờ báo in thì tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh của kỹ năng 3Rs (Đọc – Reading, Viết – wRiting và Làm tính – aRithmetic), Tư duy Máy tính cũng sẽ được phát triển rất nhanh chóng dựa trên sự phát triển của tính toán và máy tính. Tư duy máy tính liên quan đến giải quyết vấn đề, thiết kế hệ thống, và hiểu hành vi con người.
Tư duy Máy tính được tạo nên từ 04 yếu tố: Phân rã (Decomposition), Nhận dạng mẫu (Pattern-Recognition), Trừu tượng hoá (Abstraction) và Tư duy thuật toán (Algorithmic Thinking). Quá trình Tư duy Máy tính sẽ khiến người học vận dụng linh hoạt các kỹ năng và phát triển mạnh mẽ khả năng nhận thức tình huống để giải quyết theo hướng tối ưu. Và hơn hết, Tư duy Máy tính chính là đỉnh cao của việc giải quyết vấn đề.