Lợi ích của Trò chơi hoá – Gamification trong Giáo Dục là gì? – Phần 2

Các nhà giáo dục không ngừng thử nghiệm những cách mới để thu hút học sinh. Dạy học đã vượt qua mô hình cũ truyền thống là cung cấp nội dung qua bảng viết ở trong các lớp học hoặc giảng đường, mà thay vào đó là thảo luận và hợp tác làm việc nhóm do học sinh lãnh đạo để kích thích các ý tưởng mới và thúc đẩy tư duy phản biện.

Một cách tiếp cận đã đạt được sức hút trong những năm gần đây là khái niệm về trò chơi hóa (gamification) – áp dụng các yếu tố thiết kế trò chơi trong bối cảnh phi trò chơi. Ví dụ: trao huy hiệu hoặc thành tích cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ, tương tự như cách người chơi đạt được trên bảng điều khiển khi tham gia chơi trò chơi điện tử.

Như một khái niệm, gamification đã xuất hiện trong một vài năm (nó đã được phổ biến vào năm 2010) nhưng chỉ gần đây nó mới được áp dụng trong giới học thuật. Mặc dù chưa có một lượng lớn nghiên cứu chính thức được thực hiện về game hóa ở Úc, nhưng các khảo sát ban đầu đã mang lại kết quả tích cực.

Vì vậy, khi bạn phá vỡ những định kiến về trò chơi điện tử, thì điều gì về game hóa có lợi cho học sinh?

Trò chơi hoá trong phương pháp giáo dục là một xu hướng và được coi như là một ngành công nghiệp có sức ảnh hưởng mạnh mẽ
Trò chơi hoá trong phương pháp giáo dục là một xu hướng và được coi như là một ngành công nghiệp có sức ảnh hưởng mạnh mẽ

Nó làm tăng sự thích thú

Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát phần não chịu trách nhiệm cho niềm vui, được giải phóng khi chúng ta chơi game. Điều này không chỉ kích thích sự thích thú khi giải quyết vấn đề mà còn giúp xây dựng thái độ tích cực đối với chủ đề đã được ứng dụng.

Nó quen thuộc

Trẻ em trong độ tuổi đến trường năm, ngay cả những trẻ sắp hoàn thành Lớp 12, đã lớn lên trong kỷ nguyên của các máy chơi game thế hệ tiếp theo và trên những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng. Việc chơi các loại trò chơi này là yếu tộ tự nhiên thứ hai đối với rất nhiều học sinh, điều đó có nghĩa là quá trình chuyển đổi sang giáo dục theo hướng trò chơi hoá (gamification) là tương đối suôn sẻ.

Nó cung cấp thông tin phản hồi ngay lập tức

Trò chơi hoá (Gamification) là một kỹ thuật giảng dạy độc đáo bởi vì nó có thể cung cấp phản hồi ngay lập tức cho học sinh. Điều này đặc biệt hữu ích vì nó cho phép xác định điểm yếu, từ đó cho phép giáo viên điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân của các học sinh khác nhau.

Nó có thể được áp dụng bên ngoài lớp học

Việc chơi game không bị giới hạn trong các giờ học chính khoá của học sinh. Phụ huynh có thể áp dụng cách tiếp cận để cho con em mình “chơi” bài tập về nhà và học tập, điều này không chỉ dẫn đến tăng cường sự tham gia của học sinh mà còn cho phép bạn tham gia nhiều hơn vào việc học của con mình. Qua đó, việc học đến một cách tự nhiên cũng như có thể làm bền chặt hơn nữa mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.

Nguồn: Theo GoodSchools.Au

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *