Giáo dục sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai – Phần 2

Khi các cuộc cách mạng công nghệ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, một số nhà giáo dục lo lắng rằng sẽ không còn học sinh, sinh viên để dạy nữa trong một tương lai gần vì “Giáo sư Robot” có thể đảm nhận hết nhiệm vụ và khả năng của thầy cô ở đa số giáo viên hiện nay.

Vấn đề là: Giáo dục sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ chỉ mất ở các hình thức khác nhau. Trong bài viết này, tôi và các bạn cùng tưởng tượng và định hình tương lai của giáo dục trong 20 năm tới sẽ thay đổi như thế nào? Từ đó chuẩn bị tâm thế để đáp ứng với xu thế giáo dục tương lai ngay từ bây giờ nhé.

Thứ nhất: Chúng ta cùng hình dung trong 20 năm nữa và với sự phát triển của công nghệ như hiện nay… sẽ có rất nhiều kho tư liệu giáo dục, rất nhiều bài giảng elearning, rất nhiều “giáo sư Robot”. Vì thế, học sinh sẽ chỉ cần sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ kết nối mạng internet là chiếm trọn mọi cơ hội học tập vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Học sinh hoàn toàn có thể học tập từ xa, tự phát triển. Giáo dục không có biên giới, một môn học, một đơn vị trường, một tổ chức có thể tuyển sinh và cung cấp học liệu tới toàn bộ người học có nhu cầu trên khắp thế giới.
Vấn đề đặt ra là: lý thuyết, mô hình thí nghiệm qua video, clip sẵn sàng, nhưng môi trường thực hành, tương tác trực tiếp để gắn lí thuyết vào thực tế cuộc sống bên ngoài các lớp học online sẽ như thế nào? Đây là thách thức cũng như cơ hội cho các trường, các đơn vị, các doanh nghiệp và thậm chí là các xưởng thực hành giáo dục. Lúc này, thầy cô giáo phải thực sự là người sáng tạo, giàu kinh nghiệm giống như “nghệ nhân giáo dục”.

Thứ hai: Học sinh sẽ học với các công cụ học tập phù hợp với sở thích và khả năng của học sinh. Điều này có nghĩa là học sinh trên trung bình sẽ được thử thách với các nhiệm vụ và câu hỏi khó hơn khi đạt được một mức độ nhất định. Học sinh gặp khó khăn với một môn học sẽ có cơ hội thực hành nhiều hơn cho đến khi đạt được mức độ yêu cầu. Học sinh sẽ được củng cố tích cực trong quá trình học tập cá nhân của họ. Điều này có thể dẫn đến trải nghiệm học tập tích cực và sẽ làm giảm số lượng học sinh, sinh viên mất tự tin về khả năng học tập của mình. Hơn nữa, giáo viên cũng có thể thấy rõ học sinh nào cần giúp đỡ trong lĩnh vực/môn học nào.

Thứ ba: Mặc dù mọi môn học được dạy đều hướng đến cùng một đích, con đường dẫn đến đích đó có thể khác nhau đối với mỗi học sinh. Tương tự như trải nghiệm học tập được cá nhân hóa. Học sinh, sinh viên sẽ có thể sửa đổi quy trình học tập của mình bằng các công cụ mà họ cảm thấy cần thiết. Học sinh sẽ học với các thiết bị khác nhau, các chương trình và kỹ thuật khác nhau dựa trên sở thích riêng của mình. Học tập dự án, lớp học đảo ngược (học lý thuyết gắn liền với thực hành) tạo thành thuật ngữ quan trọng trong sự thay đổi này. Học sinh nên làm quen với học tập dựa trên dự án ở trường để hoàn thiện các kỹ năng tổ chức, hợp tác và quản lý thời gian. Đây là những điều cơ bản mà mọi học sinh cần phải thực hành triệt để ngay trong lộ trình học tập của mình.

Thứ tư: Trong một tương lai gần, máy tính sẽ sớm đảm nhận mọi phân tích thống kê, mô tả và phân tích dữ liệu cũng như dự đoán xu hướng trong tương lai. Do đó, việc giải thích của con người về những dữ liệu này sẽ trở thành một phần quan trọng hơn nhiều trong chương trình giảng dạy của giáo dục tương lai. Áp dụng kiến ​​thức lý thuyết vào các con số và sử dụng trí tuệ con người để suy luận logic và dự đoán được chính xác xu hướng tương lai… sẽ trở thành một khía cạnh mới, cơ bản của các môn học.

Thứ năm: Các kỳ thi sẽ thay đổi hoàn toàn. Vì các nền tảng phần mềm khóa học sẽ đánh giá khả năng của học sinh ở mỗi bước. Kiểm tra năng lực kiến thức thông qua Hỏi và Đáp sẽ trở nên không liên quan hoặc có thể không đủ. Nhiều ý kiến ​​cho rằng các kỳ thi hiện nay được thiết kế theo cách như vậy khiến học sinh bị nhồi nhét kiến thức và quên đi ngay ngày hôm sau. Do đó, kiến ​​thức thực tế của một học sinh phải được đo lường bằng việc áp dụng kiến ​​thức để làm được việc trong các dự án trong lĩnh vực trực tiếp liên quan. Đó mới là cách kiểm tra hiệu quả và chính xác nhất.

Trong 20 năm tới, sinh viên sẽ kết hợp rất nhiều sự độc lập trong quá trình học tập của họ. Thầy cô sẽ là những cố vấn làm nền tảng cho sự thành công của học sinh. Giáo viên sẽ tạo thành một điểm trung tâm trong rừng thông tin mà học sinh muốn khám phá. Mặc dù tương lai của giáo dục có vẻ xa vời, nhưng tưởng tượng để định hình về giáo dục của giáo viên và các tổ chức giáo dục là rất quan trọng để có được chất lượng và thành công ngay từ hôm nay..

Nguồn: Học viện STEAM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *